Không tự nguyện nhường ngôi Danh_sách_những_cuộc_nhường_ngôi_trong_lịch_sử_Việt_Nam

  1. Năm 1224, Lý Huệ Tông Lý Sảm trong tình trạng cuồng loạn đã bị quyền thần Trần Thủ Độ bức phải nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh công chúa Lý Phật Kim[103][104] để đi tu ở chùa Bút Tháp với pháp danh Huệ Quang đại sư[105][106][107][108][109], ông làm hòa thượng được 2 năm, có lần ra đường dân chúng nhìn thấy tỏ vẻ thương cảm. Trần Thủ Độ sợ lòng dân còn tưởng nhớ đến nhà Lý bèn đưa cựu hoàng đến chùa Chân Giáo trong đại nội.[110][111] Một hôm, Thủ Độ đến chùa Chân Giáo gặp lúc sư Huệ Quang đang nhổ cỏ liền nói:"nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu". Đại sư biết ý liền thắt cổ tự vẫn sau đó ít lâu, hưởng dương 33 tuổi.[112][113]
  2. Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng Lý Phật Kim trao ngai vàng cho chồng là Trần Cảnh,[104][114][115][116][117] lúc đó do nữ vương còn nhỏ chưa hiểu rõ sự đời nên Thái sư Trần Thủ Độ lợi dụng giàn dựng màn kịch nhường ngôi để che mắt thế gian.[106][108][118] Sau khi thoái vị bà được lập làm Chiêu Thánh hoàng hậu, do không có con nên bà bị phế truất và ép gả cho Lê Phụ Trần,[119] sau đó bà về quê Cổ Pháp và mất ở đó, thọ 61 tuổi.[112][120]
  3. Năm 1398, Trần Thuận Tông Trần Ngung bị ngoại thích Hồ Quý Ly khống chế ép phải nhường ngôi cho thái tử Trần An[121][122][123], được tôn là Thái thượng Nguyên Quân hoàng đế.[67][124] Đầu tiên, ông lui về cung Bảo Thanh ở núi Đại Lại an dưỡng, sau đó bị đưa ra quán Ngọc Thanh để xuất gia thờ Đạo giáo.[125][126] Hồ Quý Ly mấy lần sai người đến đầu độc nhưng Thượng hoàng không chết, cuối cùng phái tướng Phạm Khả Vĩnh đến trực tiếp thắt cổ, lúc đó Trần Ngung mới 23 tuổi.[127][128]
  4. Đầu năm 1400, Trần Thiếu Đế Trần An bị ngoại thích Hồ Quý Ly ép phải nhường ngôi cho mình,[123] sau 3 lần giả vờ từ chối vì lý do tuổi cao sức yếu, ông ta mới tiếp nhận ngai vàng, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.[67][129] Trần An bị giáng làm Bảo Ninh Đại vương, vì là cháu ngoại Quý Ly nên thoát khỏi bị giết, sau mất khi nào không rõ[127][130][131][132].
  5. Năm 1527, Lê Cung Hoàng Lê Xuân bị quyền thần Thái sư An Hưng vương Mạc Đăng Dung ép phải xuống chiếu nhường ngôi cho mình.[74][133][134][135][136][137] Sau khi nhường ngôi, Lê Xuân bị giáng xuống làm Cung vương rồi được đưa vào giam lỏng ở Tây Nội, vài tháng sau bị Mạc Thái Tổ ép phải tự tử, hưởng dương 21 tuổi.[68][138][139][140]
  6. Năm 1729, Lê Dụ Tông Lê Duy Đường bị chúa Trịnh Cương ép phải nhường ngôi cho thái tử Lê Duy Phường,[97][141] ông lui về cung Kiền Thọ xưng là "Thuận Thiên thừa vận hoàng thượng" được 3 năm thì mất, thọ 52 tuổi.[100][142][143][144]
  7. Năm 1740, Lê Ý Tông Lê Duy Thận bị chúa Trịnh Doanh ép nhường ngôi cho cháu là Lê Duy Diêu để lui về làm Thái thượng hoàng,[145][146][147] ông giữ chức vụ này được 20 năm thì qua đời, hưởng dương 41 tuổi.[148][149][150][151][152]
  8. Năm 1907, nhân dịp Nguyễn Thành Thái Phế Đế Nguyễn Phúc Bửu Lân không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận, Lévêque đã tuyên bố truất quyền và quản thúc nhà vua trong Đại nội. Một Hội đồng Phụ chính do Trương Như Cương cầm đầu được thành lập. Không lâu sau, triều thần theo lệnh của nước mẹ Đại Pháp vào điện Càn Thanh dâng vua dự thảo chiếu thoái vị, có chữ ký của các đại thần, với lý do sức khoẻ không bảo đảm, xin tự nguyện thoái vị để nhường ngôi cho hoàng tử thứ 8 là Nguyễn Phúc Vĩnh San. Xem xong bản dự thảo, Thành Thái chỉ cười, ghi ngay hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào. Do người Pháp không chấp nhận ngôi vị Thái thượng hoàng, thành thử vua Duy Tân chỉ dám tôn xưng cha là Hoàng Phụ Hoàng Đế.[153] Ông bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916, ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân. Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1954 và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, thọ 75 tuổi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_những_cuộc_nhường_ngôi_trong_lịch_sử_Việt_Nam http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm06.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm10.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm11.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm12.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm13.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm14.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm15.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm16.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm31.html http://hocongtoc.com/khamdinh/kdvstgcm32.html